Chiếc điện thoại Samsung Galaxy S5 bất ngờ nóng lên rồi phát nổ và bốc cháy khiến một nam thanh niên 23 tuổi bỏng mặt và tay trái.
Kinh hoàng cảnh điện thoại Galaxy đột nhiên phát nổ
Kunal Sharma, 23 tuổi ở Toronto, Canada cho biết anh đang ngồi trong phòng khách thì chiếc smartphone nóng bất thường. Điều đáng nói điện thoại lúc đó không sạc pin.
Sau đó anh đã đưa chiếc điện thoại cho người bác cầm thử. Và chiếc Galaxy S5 đột nhiên phát nổ rồi bốc cháy khiến Kunal Sharma bỏng mặt và tay trái.
Theo chủ nhân chiếc S5 cho biết trước đó điện thoại vẫn dùng bình thường. Anh cũng không sửa chữa hay thay thế thiết bị gì.
Sharma nói với tờ Citynews: “Bác tôi đá chiếc điện thoại xuống sàn. Lúc đó tôi đang rất đau, gần như không thở được. Khói bốc lên xung quanh. Mũi và môi tôi bị bỏng, cả cổ và tay nữa. Giờ tôi rất sợ chạm vào thiết bị điện tử. Tôi còn gặp ác mộng và không ngủ được”.
Đến nay nguyên nhân gây cháy nổ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, hãng điện tử Samsung cho biết đã điều tra vụ việc.
Đại diện Samsung nói với Citynews: “Chúng tôi đang điều tra vụ việc. Tuy nhiên, do nạn nhân không chịu bàn giao điện thoại và bộ sạc cho chúng tôi nên chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác”.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các sản phẩm của Samsung gặp lỗi. Trước đó, ông lớn đến từ Hàn Quốc này từng triệu hồi toàn bộ dòng diện thoại Galaxy Note 7 vì nguy cơ quá nhiệt và gây cháy. Nguyên nhân được cho có thể do pin lỗi.
Nguyên nhân khiến điện thoại cháy nổ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến điện thoại của bạn bị cháy nổ. Cụ thể:
-
Nhiệt
Đây được xem là nguyên nhân cháy nổ phổ biến nhất trên điện thoại.
Hiện nay pin Li-ion khá an toàn với mức nhiệt cho phép. Đặc biệt từ sau sự cố Samsung Galaxy Note 7 cháy nổ nhiều nhà sản xuất quan tâm và cải tiến nhiều hơn nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Nhiệt đó do đâu mà ra? Có thể do tiếp xúc trực tiếp với lửa; điện rò rỉ bên ngoài. Cũng có trường hợp do sạc điện thoại khi pin vẫn còn quá nóng. Hay do thực hiện quá nhiều tác vụ trên điện thoại trong khi sạc trực tiếp từ nguồn bên ngoài…
Chưa kể nhiều người còn có thói quen bỏ điện thoại trong xe; cốp xe… Lúc này, nhiệt từ bên ngoài môi trường sẽ tác động trực tiếp lên điện thoại, khiến pin nóng lên và điều tệ nhất sẽ xảy ra.
-
Sử dụng các phụ kiện không rõ nguồn gốc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phụ kiện giá rẻ, từ cáp micro USB; TypeC hay Lightning (iPhone)… được bán tràn lan.
Nhiều người để tiết kiệm chi phí đã không ngần ngại lựa chọn những sản phẩm này. Việc lựa chọn sạc, cáp kém chất lượng được xem là một nguyên nhân khiến điện thoại cháy nổ.
-
Điện thoại bị uốn cong hoặc va đập mạnh
Khi pin Li-ion bị hư hỏng về mặt vật lý, nó có thể bị đoản mạch và thậm chí bốc cháy tại chỗ. Có thể do phồng pin; va đập từ trên cao rơi xuống hay ma sát mạnh…
Song đây không phải là tình trạng thường xuyên. Bởi khi rơi vỡ thì các bộ phận bên ngoài như màn hình; khung sườn hay camera chịu ảnh hưởng trực tiếp chứ không phải là pin.
-
Lỗi đến từ nhà sản xuất
Trong loạt các nguyên nhân khiến điện thoại cháy nổ thì lỗi do nhà sản xuất là nguyên nhân rất khó tìm hiểu nhất.
Bởi vì người dùng đại trà không biết rõ nguyên nhân đến từ hãng, cũng như khá ít anh em có dụng cụ để kiểm tra và thẩm định rằng, chiếc điện thoại mình đang sử dụng có ổn hay là không.
Cách sử dụng điện thoại để hạn chế cháy nổ
Trong những cuộc tranh cãi về Note 7, từ 90 đến 100 chiếc Note 7 đã phát nổ; bốc cháy hoặc quá nóng. Đó là con số ít hơn 1% trong số 2,5 triệu chiếc mà Samsung đã vận chuyển đến các cửa hàng.
Thực tế có thể con số này đã tăng cao hơn trên toàn cầu. Song rõ ràng vụ nổ điện thoại là cực kỳ hiếm.
Một số phương pháp được How to Geek đưa ra nhằm giúp mọi người sử dụng tốt hơn như:
Nếu mua thiết bị dùng rồi, hãy kiểm tra kỹ hạn bảo hành và xem dung lượng pin; tình trạng điện thoại có phồng; hở sườn… Nói chung là kiểm tra vật lý, song song phần mềm test máy nhé!.
- Đối với điện thoại mới, hãy chắc chắn rằng đây là hàng chính hãng hoặc người bán phải tin cậy.
- Không để điện thoại gần lửa hoặc rò rỉ điện.
- Hạn chế để điện thoại ở ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng như trong cốp xe, nơi gần nhiệt.
- Lựa chọn thương hiệu điện thoại tin cậy và sẵn sàng đổi trả máy nếu lỗi đến từ nhà sản xuất.
- Sử dụng sạc cáp chính hãng, hoặc bên thứ ba uy tín và có bảo hiểm phòng cháy nổ. Không sử dụng các phụ kiện không rõ nguồn gốc.
Có thể thấy rằng ngoài lý do chủ quan thì việc điện thoại phát nổ một phần cũng có cách mình sử dụng hằng ngày. Vì thế bạn cần biết cách sử dụng chiếc dế yêu của mình làm sao để đảm bảo an toàn.
Xem thêm:
- Điện thoại Android của bạn có ứng dụng này – hãy xóa ngay
- iPhone XS gặp hiện tượng lạ lúc nửa đêm khiến người dùng hoảng sợ
- 2 tiết lộ bất ngờ về iPhone 11 khiến tín đồ quả táo khuyết đứng ngồi không yên