Hacker PTG là ai?
Có thể bạn nên xem: Top 6 cách nhận biết camera an ninh của bạn bị Hack/Tấn công
Mục đích tung clip tại nhà riêng của Văn Mai Hương của Hacker PTG là gì?
Sự việc xảy ra khiến dân mạng bức xúc, nhiều câu hỏi đặt ra vì sao những clip từ camera an ninh trong nhà của nữ ca sĩ từ năm 2015 bất ngờ xuất hiện, mục đích của hacker là gì? Đồng thời, đa số mọi người cũng lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm đời tư và truy tìm danh tính kẻ đứng sau vụ việc.
Theo đó, 3 trong 5 clip đóng tên HackerPTG – một tài khoản có kênh riêng trên web đen đình đám và thường xuyên chia sẻ những clip nhạy cảm được trích xuất từ camera an ninh tại nhà riêng.
Hơn thế, khi mà mọi người đang hết sức quan tâm đến vụ việc, HackerPTG còn thông báo sẽ biến các clip của Văn Mai Hương thành một seri: “Chào các bác, em up xong seri Văn Mai Hương – mỗi ngày tiếp theo sẽ tự ra 2 clip. Đến ngày thứ 5 sẽ rất hấp dẫn. Chào các bác em đi đây. Thân chào và hẹn gặp lại nhưng chưa biết khi nào”.
Một hacker khá nổi tiếng trong giới chia sẻ với Người đưa tin: “Thường những hacker web đen rất ít khi để lộ danh tính. Họ thường dùng biệt danh ngẫu nhiên để không bị lộ thông tin. Vì thế, rất khó điều tra về danh tính thực sự của kẻ đã tung 3 trong 5 clip nhạy cảm của ca sĩ Văn Mai Hương lên mạng xã hội”.
“Tôi chưa rõ lý do vì sao HackerPTG lại tung clip từ 4 năm trước của Văn Mai Hương. Không biết đằng sau có mục đích hay thù oán gì hay không? Cách tốt nhất bây giờ mà cộng đồng mạng có thể làm đó chính là không chia sẻ các clip đó nữa”, anh T.V cho biết thêm.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nôi – đã đưa ra phân tích về quyền riêng tư, cũng như trách nhiệm hình sự của người phát tán clip riêng tư của nữ ca sỹ Văn Mai Hương.
Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội – cho rằng quyền nhân thân, quyền tự do hình ảnh, quyền riêng tư cá nhân là một trong những quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận bảo đảm và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm hại trái pháp luật đến quyền tự do nhân thân, tự do hình ảnh, vi phạm quyền cá nhân công dân sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 17, Luật an ninh mạng quy định hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
“Việc này cũng cho thấy việc bảo vệ hình ảnh, thông tin bí mật đời tư của cá nhân là nội dung rất quan trọng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Những hình ảnh, clip nhảy cảm lưu giữ trên điện thoại, máy tính mà khi mất thì rất dễ bị phát tán. Ngoài ra khi lắp đặt camera giám sát thì nên tránh những khu vực nhạy cảm và phải thay đổi mật khẩu để tránh trường hợp những kĩ thuật viên lắp đặt camera sẽ truy cập trái phép vào hệ thống dữ liệu của khách hàng.” – Luật sư Đặng Văn Cường đưa ra khuyến cáo.
Bởi vậy để tránh những sự việc xấu có thể xảy ra thì mỗi người đều phải thận trọng và có ý thức trong việc bảo vệ quyền tự do hình ảnh, quyền nhân thân và bí mật đời tư của mình để tránh những vụ việc tai hại như thế này.
Có thể bạn nên xem: Top 6 cách nhận biết camera an ninh của bạn bị Hack/Tấn công