Một trong những nỗi lo lớn nhất của người dùng khi mua iPhone chính là mua phải máy hàng dựng kém chất lượng, bảo hành không tận tâm, pin bị chai, phụ kiện không đảm bảo. Vậy để trở thành người mua hàng thông thái, bạn cần phải biết cách kiểm tra iPhone cũ. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn để test máy, tránh tiền mất tật mang khi mua iPhone cũ nhé.
Kiểm tra imei và icloud
Muốn mua một chiếc iPhone cũ giá rẻ mà chất lượng việc đầu tiên người dùng cần làm là kiểm tra imei và icloud để xác định nguồn gốc của máy, hạn chế việc iPhone bị thay vỏ cũng như phần cứng.
Để kiểm tra xem imei của máy ở bên trong hệ thống có chính xác với số imei ngoài vỏ máy không bạn cần lần những bước sau. Vào “Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu” và kéo xuống dòng imei để xem. Sau khi đã biết được số imei chính xác rồi, người dùng có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào đường dẫn này sau đó nhập số imei vừa có được. Nếu hiện lên thông tin bảo hành là bình thường, nếu hiện thông báo “We’re sorry, but this is a serial number for a product that has been replaced. Please check your information and re-enter your serial number. If your information is correct, you may need to contact us” màu đỏ là máy không chất lượng và bị Apple xóa ra khỏi cơ sở dữ liệu của công ty.
Bên cạnh kiểu tra imei thì kiểm tra icoud xe đã bị khóa hay chưa cũng rất quan trọng. Người mua cần đảm bảo tài khoản icoud của chủ cũ đã thoát ra. Cách kiểm tra cũng khá đơn giản và nhanh chóng. chỉ cần vào trang chủ của Apple, nhập số IMEI để kiểm tra tình trạng Activation Lock (Khóa kích hoạt). Nếu hệ thống cho kết quả Off thì người dùng có thể yên tâm.
Sau khi kiểm tra icloud và imei, nếu máy đạt chất lượng, bạn mới tiếp tục kiểm tra về hình thức và các chức năng cơ bản để tránh mất thời gian.
Kiểm tra hình thức
Hình thức máy sẽ quyết định phần nào chất lượng linh kiện bên trong. Nếu chiếc máy bị xước, móp méo nhiều đồng nghĩa với việc có thể bị va đập, tiềm ẩn một số nguy cơ ảnh hưởng tới phần cứng bên trong.
Ngoài ra, bằng mắt thường bạn có thể quan sát kĩ phần màn hình có khít không. Nếu ọp ẹp, cập kênh, rất có thể màn hình đã bị thay, ép lại.
Một mẹo nhỏ để bạn kiểm tra xem iPhone đã bị thay phụ kiện chưa chính là quan sát các ốc vít trên máy. Nếu còn lớp mạ vàng chứng tỏ máy nguyên zin, chưa bị thay vỏ.
Kiểm tra màn hình, cảm ứng
Một mẹo kiểm tra màn hình iPhone cũ xem đã bị thay chưa đó là dùng băng keo trong dán lên màn hình. Nếu miếng băng keo được tháo ra dễ dàng là màn hình chuẩn zin. Còn nếu miếng băng keo khó tháo, dính chặt thì chứng tỏ màn hình đã bị thay.
Ngoài ra bạn phải kiểm tra xem màn hình còn nhạy không, có vị trí nào bị liệt hay xuất hiện điểm chết không.
Kiểm tra các chức năng cơ bản
Nút home, nguồn, tăng giảm âm lượng sẽ gắn liền với trải nghiệm của người dùng nên bạn cần kiểm tra xem nó còn nhạy, độ nảy tốt hay không. Tránh trường hợp mua phải máy có nút bị cứng, kênh lệch, kém nhạy hoặc độ nảy không cao.
Chi tiết hơn, bạn cần kiểm tra camera trước sau xem khả năng lấy nét và tái tạo màu có chuẩn không.
Một phần không thể bỏ qua khi mua iPhone cũ là bạn cần lắp sim vào để thực hiện cuộc gọi và check xem loa hoạt động ổn định không. Ngoài ra cần bật nhạc, xem phim, lướt web để 3G cũng như wifi.
Dưới đây là một số mẫu iPhone có thể bạn quan tâm:
[tp_prodlist prodids=”5052,5051,4986″]