GPS là gì? Cách sử dụng GPS trên smartphone

GPS là một ứng dụng được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết GPS là gì, nguyên lý hoạt động ra sao… Ở bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn lần lượt tìm hiểu những vấn đề đó.

GPS là gì?

GPS là gì? Đó là cụm từ viết tắt của từ “global positioning system” (hệ thống định vị toàn cầu). Thực chất nó là 1 mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong đó, 24 vệ tinh đang hoạt động còn 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự phòng nếu 1 trong số 24 vệ tinh chính gặp vấn đề. Vì vậy khi đứng dưới mặt đất, tại bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể nhìn được ít nhất là 4 vệ tinh trên bầu trời.

Mọi người trên thế giới sử dụng 1 số chức năng của GPS miễn phí. Vì thế bạn có thể sử dụng đinh vị trên các thiết bị thu GPS để xác định vị trí của mình hoàn toàn miễn phí.

Cơ chế hoạt động của GPS là gì?

Các vệ tinh của GPS bay 2 vòng trong 1 ngày theo một quỹ đạo đã được tính toán chính xác. Đồng thời với đó chúng liên tục phát xuống trái đất các tín hiệu có thông tin. Các máy thu GPS sẽ tiếp nhận các tín hiệu này. Sau đó chúng giải mã bằng các phép tính lượng giác, qua đó sẽ hiển thị được vị trí của người dùng.

Trong khi đó điện thoại của bạn là 1 đầu thu GPS. Theo đó, nó sẽ thu dữ liệu từ các vệ tinh GPS ở trên bầu trời.

Vậy dữ liệu gì? Mỗi vệ tinh cho bạn biết khoảng cách chính xác từ vị trí của bạn đến vệ tinh đó hay 1 điểm bất kỳ nào đó trên trái đất.

Cơ chế hoạt động của GPS rất đơn giản. Vì dụ trên bản đồ có 3 điểm cố định A, B, C. GPS cho bạn biết khoảng cách từ điểm A, B, C đến nơi bạn đứng lần lượt là 1km, 3km, 2km.

Tiếp đến bạn hãy vẽ 3 vòng tròn có tâm là A, B, C với bán kính lần lượt là 1km, 3km và 2km.

Điểm giao nhau của 3 vòng tròn chính là vị trí của bạn.

Để theo dõi được chuyển động của bạn thì thiết bị smartphone phải nhận được tín hiệu của ít nhất 3 vệ tinh. Nếu nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh, máy sẽ cho ra được vị trí 3 chiều. Khi vị trí của bạn đã tính được thì thiết bị smartphonecó thể tính các thông tin khác như hướng chuyển động; tốc độ di chuyển; khoảng hành trình…

Rất nhiều thiết bị GPS phải kết nối tới ít nhất là 4 vệ tinh mới đưa ra được vị trí chính xác. Vì thế đôi khi để tìm ra vị trí chính xác của bạn, hệ thống GPS cần mất khá nhiều thời gian.

Phân loại công nghệ GPS

Đến đây chắc bạn đã biết GPS là gì. Vậy GPS có những loại nào? Hiện nay có 2 hệ thống GPS chính đang được áp dụng trên tất cả smartphone là A-GPS và GlONASS. Bên cạnh đó còn 1 số loại khác được sử dụng cho mục đích riêng. Cụ thể:

  • A-GPS

A-GPS viết tắt của từ Assisted GPS). Đây là hệ thống định vị của Mỹ với 24 vệ tinh nhân tạo (hiện nay đã có tới 31). A-GPS được xem là phiên bản nâng cấp của GPS. Chúng thường được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động như điện thoại; máy tính bảng,…

Với A-GPS tốc độ tính toán vị trí trên máy bạn trở nên nhanh hơn.

Ưu điểm: Khi có kết nối mạng 3G/4G hay Wifi, tốc độ nhanh và độ chính xác cao.

Nhược điểm: Khi không có mạng thì không thể sử dụng được.

  • GLONASS

Hệ thống này được phát triển bởi Nga với 24 vệ tinh nhân tạo. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trên smartphone, tablet. Khi kết hợp với GPS giúp việc xác định vị trí trở nên chính xác hơn.

Song GLONASS chỉ được kích hoạt khi GPS yếu, giúp tiết kiệm pin của thiết bị.

Ưu điểm: Không cần mạng nên có thể định vị ở ngay cả những vùng hẻo lánh.

Nhược điểm: Tốc độ chậm.

  • BDS

Đây là hệ thống được phát triển bởi Trung Quốc. BDS bạn đầu chỉ được sử dụng ở khu vực nội địa nhưng nay đã phát triển trên toàn cầu.

BDS tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ và cả GLONASS của Nga. Theo đó, hệ thống này cho phép người dùng định vị chính xác trong phạm vi 10 mét.

Hệ thống này thường được sử dụng rộng rãi trong việc định vị giao thông; dự báo thời tiết; khu vực biển; thiên tai; thuỷ điện,…

  • Galileo

Hệ thống này được xây dựng bởi Liên minh Châu Âu, có tên viết tắt là GNSS.

Galileo chủ yếu được dùng để điều hành và quản lý phi dân sự hay tổ chức dân sự. GNSS có khoảng 30 vệ tinh với 4 dịch vụ được cung cấp:

– Dịch vụ trả tiền: Dành cho các đối tượng cần độ chính xác cao dưới 1 mét.

– Dịch vụ mở: Hoàn toàn miễn phí.

– Dịch vụ công cộng: Dành riêng cho chính phủ và quân đội của Liên minh Châu Âu, với độ bảo mật và tin cậy cực cao.

– Dịch vụ cứu hộ: Dành riêng cho phục vụ cứu hộ, chống nhiễu sóng, bảo mật cao.

Cách sử dụng GPS trên smartphone

Để bật định vị GPS bạn vào cài đặt:

Tiếp theo chọn vào “Vị trí”:

Bật lên và chọn vào đồng ý để bắt đầu định vị điện thoại trên bản đồ:

Bây giờ kết nối 3G/Wifi để tải dữ liệu của bản đổ google map, sau khi tải được bản đồ thì máy sẽ định vị được vị trí của bạn trên bản đồ.

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã biết GPS là gì? Đồng thời với đó là cách sử dụng để chúng phát huy hiệu quả trong nhưng trường hợp cần thiết.